Cơ hội của Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

04-07-2020


Sau 9 năm đàm phán, sáng ngày 8/6/2020, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam.


Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và IPA


Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo. Các nội dung chính gồm có: Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Thương mại dịch vụ và đầu tư; Doanh nghiệp nhà nước; Mua sắm của Chính phủ; Sở hữu trí tuệ; Thương mại điện tử; Thương mại và Phát triển bền vững; Các nội dung khác về hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp.


Trong các nội dung trên, cam kết về Thương mại hàng hóa là nội dung có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên của Hiệp định:

  • Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
  • Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.


Cơ hội của nền kinh tế Việt Nam khi ký kết Hiệp định EVFTA và IPA


Việc ký kết thành công hiệp định này đánh dấu một mốc mới trên chặng đường gần 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và EU. Việt Nam có thể tận dụng “sức mạnh mới” từ vị thế được khẳng định sau đại dịch Covid-19 cùng Hiệp định EVFTA để phục hồi kinh tế và thúc đẩy thương mại, đầu tư, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu ở châu Á.


Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại sau một lộ trình ngắn mà hai bên đã thống nhất - mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất lớn. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay. Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 41,7 tỷ USD, ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.

EVFTA -viet-nam

Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Việt Nam nhập từ các thành viên EU cũng cũng nhận được nhiều ưu đãi. Những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng. Với việc xóa bỏ ngay lập tức 85,6% dòng thuế giữa Việt Nam với EU, nhiều ngành hàng của Việt nam  sẽ có lợi thế vì giảm được chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất...


Bên cạnh đó, những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng.


Thông quan EVFTA và IPA, nhà đầu tư EU cũng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường các nước đã ký FTA với Việt Nam với những đối xử ưu đãi hơn. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước ASEAN nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai.




skype
LCL Export
skype
FCL Export
skype
Air Export
skype
Import (LCL, FCL, Air)
skype
Domestic
skype
Other Inquiries
ONLINE
INQUIRY
skype
ONLINE zalo