27-05-2024
Dự báo đến năm 2030, khoảng 12,8 triệu TEU hàng container sẽ được trung chuyển qua các cảng ở Biển Đông. Và trong thời gian gần đây, Việt Nam được nhìn nhận có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đường biển quốc tế.
Các chuyên gia trong ngành bắt đầu đưa ra phân tích và đánh giá về những lợi thế và cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng để trở thành trung tâm logistics quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Ở bài viết bên dưới, Thamico sẽ tổng hợp một số thông tin đáng chú ý, các số liệu tiêu biểu và những dự án đang được triển khai nhằm phục vụ cho việc phát triển các cảng trung chuyển này.
Việt Nam - Tiềm năng trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế
Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công Ty Cổ phần Tư vấn Thiết Kế Cảng - Kỹ Thuật Biển, cho biết tỷ trọng hàng container trung chuyển qua khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên 5% trong 40 năm qua. Từ năm 2013, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 3,2%.
Trích lời ông Tuấn phát biểu với baogiaothong.vn: “Trong số 60% hàng container vận chuyển qua Biển Đông, có khoảng 30% là hàng trung chuyển. Điều đó có nghĩa cứ 100 container được vận chuyển trên toàn cầu thì có 30 container trung chuyển đi qua khu vực này.”
Dự báo đến năm 2030, khoảng 12,8 triệu TEU hàng container sẽ được trung chuyển qua các cảng trên Biển Đông. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam vươn mình trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá đường biển quốc tế nhất nhì khu vực. Ông Tuấn cho biết thêm, các cảng trung chuyển đang hoạt động hiện nay chủ yếu do các hãng tàu tự thiết lập tuyến đường biển riêng, nhận vận chuyển và giao container theo lộ trình của riêng họ. Vì vậy, việc thu hút đầu tư, sự hợp tác từ các hãng tàu hàng đầu thế giới sẽ đóng một vai trò then chốt, ngoài ra còn phải tập trung nâng cao năng lực của các đối tác và nhà cung cấp tại Việt Nam.
Ông Ngô Khắc Lễ - một chuyên gia trong ngành logistics cho rằng Việt Nam cần thêm thời gian để từng bước phát triển cảng trung chuyển quốc tế, do các cảng khác trong khu vực đã được biết đến nhiều hơn trên phạm vi toàn cầu.
Còn theo nhận định của bà Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, Việt Nam cần phải đạt được rất nhiều yếu tố nếu muốn có cảng trung chuyển quốc tế hoạt động hiệu quả. Các cảng trung chuyển Việt Nam cần được xây dựng ở những vị trí có tính thương mại cao. Từ đó, nhiều hãng tàu có thể mở ra các tuyến đường biển trung chuyển đi vòng quanh châu Á hoặc xa hơn nữa. Các cảng trung chuyển này cũng cần cung cấp dịch vụ hiện đại, thuận tiện hơn và có lợi thế về chi phí, thời gian để thu hút các hãng tàu.
Theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng vận tải biển toàn cầu đang đạt mức 5-10% mỗi năm. Trong đó, sản lượng vận tải container toàn cầu đạt 816 triệu TEU vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt khoảng 978 triệu TEU vào năm 2025.
Đáng chú ý, tỷ trọng hàng container trung chuyển có thể chiếm từ 28% - 30% tổng sản lượng vận tải container toàn cầu, tương đương 274-293 triệu TEU vào năm 2025. Các cảng ở Đông Nam Á sẽ chiếm khoảng 30% sản lượng trung chuyển, tương đương 82-88 triệu TEU.
Tại Việt Nam, khu phức hợp Cái Mép - Thị Vải ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang được cân nhắc phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế. Đây là một trong 23 cảng biển trên toàn thế giới có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 250.000 DWT. Khu phức hợp này chiếm hơn 16% tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trên cả nước, 35% sản lượng hàng container cả nước và 50% sản lượng hàng container khu vực miền Nam. Việc nâng cấp cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải sẽ giúp tăng cường vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút thêm các dòng hàng hóa và container lớn từ khắp nơi trên thế giới. Điều này sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics của cả nước, góp phần gia tăng GDP.
Bên cạnh đó, Bộ Giao Thông Vận Tải cũng đang xem xét chính sách phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD đang được Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC) và Công Ty Vận Tải Địa Trung Hải nghiên cứu.
Với những động thái này, Việt Nam đang nỗ lực trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế, tăng cường vai trò của các cảng biển quốc tế trong nước, đóng góp cho ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, sự hiện diện của những công ty vận chuyển hàng hóa uy tín tại Việt Nam cũng đang góp phần ổn định dòng hàng hóa trong và ngoài nước, định hình vị thế nước ta trên bản đồ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với 26 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, Thamico đã khẳng định vị thế là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi hướng đến mục tiêu vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn với cước phí hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Quý khách hàng. Hãy liên hệ Thamico - Lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế của bạn.
Nguồn: Vietnamnews
CÔNG TY CỔ PHẦN THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT
Tel: 028 3775 0888 (50 lines)
Hotline: 0901 139 019
Email: info@thamico.com