Tổn Thất Chung (General Average) Là Gì?

10-04-2024

  •  Tổn thất chung (General Average) là gì?

Theo quy tắc hàng hải chung (York-Antwerp Rules 2016), tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, cước phí vận chuyển hàng hóa, thoát khỏi hiểm họa trong hàng trình chung trên biển.

Giá trị của một tổn thất chung bao gồm 2 phần:

- Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả trực tiếp của tổn thất chung. Ví dụ: Tàu phải vứt hàng xuống biển vì bão lớn để cứu tàu, cứu toàn bộ hành trình thì hàng bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.

- Chi phí cho tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho bên thứ ba trong việc cứu tàu và hàng hóa thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình. Chi phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn...

Nhằm bảo vệ quyền lợi chung, những chi phí tổn thất chung, hy sinh tổn thất chung sẽ do chủ tàu và chủ hàng ngồi lại tính toán và đóng góp theo tỷ lệ. Nếu chủ hàng có tham gia bảo hiểm hàng hóa, công ty bảo hiểm sẽ thay chủ hàng đóng góp khoản phí này.

  •  Các điều kiện cần thiết để tuyên bố tổn thất chung

– Phải là một hành vi có chủ tâm, tự nguyện. Ví dụ: Vứt hàng xuống biển nhằm cứu tàu nổi lên, khỏi bị mắc nạn.

– Phải là hành động bảo vệ an toàn chung cho cả tàu và hàng hóa. Ví dụ: Thuyền trưởng nhờ tàu khác hoặc được cứu hộ đưa tàu mình vào cảng an toàn. Chi phí này do hãng tàu chịu, chứ không phải là hành vi tổn thất chung vì đó là tình huống xử lý bình thường của thuyền trưởng.

– Phải hợp lý. Ví dụ: Để cứu tàu ra khỏi bị mắc cạn, thay vì vứt các kiện hàng to xuống trước, thuyền trưởng lại vứt các kiện nhỏ đắt tiền trước thì được xem là không hợp lý.

– Hiểm họa cho tổn thất chung phải có thực.

  •  Cách tính toán, phân bổ tổn thất chung

Khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu sẽ chỉ định một công ty phân bổ tổn thất chung (General Average Adjuster) để tính toán và phân bổ tổn thất chung. 

Các quyền lợi cần phân bổ tổn thất chung: tàu, hàng, cước phí.

Trong đó, cước phí phải đóng góp vào tổn thất chung là cước phí mà chủ tàu chưa thu (việc thu được hay không còn tuỳ thuộc vào sự an toàn của tàu - cước phí chịu rủi ro - freight at risk).

Quy trình phân bổ tổn thất chung:

Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung: Tổng giá trị tổn thất chung là tổng những hy sinh và chi phí được công nhận là tổn thất chung. Nếu hàng hoá bị hy sinh vì tổn thất chung thì giá trị được tính là giá trị hàng hoá lúc dỡ hàng, căn cứ vào hoá đơn thương mại hoặc căn cứ vào giá hàng lúc xếp hàng xuống tàu. Giá trị này bao gồm cả phí bảo hiểm và cước phí, trừ trường hợp cước phí không thuộc trách nhiệm thanh toán của chủ hàng.

Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ

Là giá trị tài sản có mặt trên tàu của tất cả các quyền lợi vào thời điểm có hành động tổn thất chung, tức là tổng các giá trị đã được hành động tổn thất chung cứu thoát, bao gồm cả những giá trị đã hy sinh vì an toàn chung.

Những tài sản mất mát hư hại thuộc tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung không phải tính vào giá trị phân bổ, nhưng nếu tổn thất riêng xảy ra sau tổn thất chung thì vẫn tính.

Tại thời điểm kết thúc hành trình, 

Giá trị chịu phân bổ = giá trị của tàu và hàng khi kết thúc hành trình + giá trị tài sản đã hy sinh + chi phí tổn thất chung + giá trị tổn thất riêng xảy ra sau khi tổn thất chung (nếu có)

Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp

Tỷ lệ đóng góp = L/CV

Trong đó:

+) L là tổng giá trị tổn thất chung

+) CV là tổng giá trị chịu phân bổ 

Bước 4: Tính số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi

Số tiền đóng góp của từng quyền lợi bằng tỷ lệ đóng góp nhân với giá trị chịu phân bổ của từng quyền lợi:

C = (L/CV)*v

Trong đó:

+) C là số tiền phải đóng góp vào tổn thất chung của mỗi quyền lợi

+) (L/CV) là tỷ lệ đóng góp

+) v là giá trị chịu phân bổ của từng quyền lợi

Kết

Đóng góp tổn thất chung là trách nhiệm chung của tất cả các bên liên quan đến sự cố hàng hải nhằm mục đích khắc phục thiệt hại xảy ra cho cả tàu và hàng hóa. Phân bổ tổn thức chung không phải là bảo hiểm, mà là phương thức chia sẻ rủi ro tổn thất chung một cách công bằng. 

TMC mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức về “Tổn thất chung” và chủ động mua bảo hiểm cho hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của mình trước các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, giảm thiểu tối đa các loại tổn thất không mong muốn.

CÔNG TY CỔ PHẦN THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT

Tel: 028 3775 0888 (50 lines)   

Hotline: 0901 139 019   

Email: info@thamico.com

skype
LCL Export
skype
FCL Export
skype
Air Export
skype
Import (LCL, FCL, Air)
skype
Domestic
skype
Other Inquiries
ONLINE
INQUIRY
skype
ONLINE zalo